Thành phố thông minh – Xu hướng phát triển
Khái niệm thành phố thông minh được biết đến từ năm 2009 với khởi nguồn của đề xuất của Tập đoàn IBM (Hoa Kỳ), tuy nhiên cho đến thời điểm này hầu hết các nước trên thế giới vẫn đang trong giai đoạn đầu của phát triển bởi nhiều yếu tố về công nghệ, chỉnh sửa mô hình theo nhu cầu phát triển và phụ thuộc cả tiềm lực tài chính khi muốn phát triển toàn diện mô hình này.
Hàng năm, vẫn có các bảng xếp hạng về các thành phố thông minh trên thế giới và vị trí thứ hạng thay đổi hàng năm tùy theo sự phát triển của mỗi khu vực châu lục cũng như mỗi thành phố.
Khu vực Bắc Mỹ là nơi thành phố thông minh.
Theo nghiên cứu của Tập đoàn HIS Markit – Hoa Kỳ năm 2018, thị trường của Mỹ đã tăng trưởng mạnh so với năm 2016 trải khắp trên các bang Arizona, New York, Texas, Michigan,…
Tuy nhiên, giống như thị trường toàn cầu, nó vẫn ở giai đoạn đầu với rất nhiều chỗ cho những ý tưởng mới và cơ hội kinh doanh mới. Hơn 65% các dự án được thực hiện tại Hoa Kỳ là thử nghiệm hoặc chỉ bao gồm các phần của thành phố.
Hầu hết các dự án là thử nghiệm, vì vẫn còn một số thách thức phải đối mặt trong việc đảm bảo các dự án và thực hiện chúng về mặt tài chính bền vững. Tương tự như vậy, một quốc gia thuộc khối Bắc Mỹ, đang áp dụng phương pháp và chiến lược mới để tận dụng công nghệ và dữ liệu vì lợi ích của cư dân của họ.
Chính phủ Canada đã tích cực phát triển trao quyền cho các cộng đồng địa phương một cách toàn diện hơn và thịnh vượng hơn về mặt kinh tế bằng cách khuyến khích đổi mới và sử dụng dữ liệu và công nghệ kết nối.
Trong danh sách 10 thành phố thông minh
của thế giới năm 2018 thì khối Bắc Mỹ có 2 đại diện là New York (Hoa Kỳ) và Toronto (Canada). Điều này cho thấy khối Bắc Mỹ vẫn đang trong giao đoạn phát triển theo xu thế
Thành phố Toronto- Canada được đánh giá rất cao ở khu vực Bắc Mỹ. Để đổi phó với những hệ lụy của phát triển nhanh chóng như nhà ở giá rẻ, tỷ lệ sinh thấp, thất nghiệp tăng cao, chính quyền thành phố toronto đã nghiên cứu áp dụng nhiều chính sách, chiến lược như xây dựng Toronto trở thành trung tâm dịch vụ tài chính toàn cầu.
Ngành công nghiệp tài chính cũng là xương sống trong nền kinh tế Canada, cũng gián tiếp và trực tiếp tạo ra 420.000 việc làm trên khắp Canada. Ngoài ra, Toronto còn là nơi cung cấp công nghệ thông tin, công nghệ ôtô của Cananda.
Các chiến lược phát triển
đã thu được kết quả bước đầu. Lực lượng lao động sáng tạo tại Toronto đã tăng 34% từ năm 2001. Các ngành văn hóa và nghệ thuật đã đóng góp 11,3 tỷ đô mỗi năm vào GDP chung của thành phố. (5)